Nghiên cứu xây dựng mức giới hạn về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý chất lượng về Amoniac công nghiệp
Cập nhật vào: Thứ hai - 13/12/2021 02:29
Cỡ chữ
Amoniac là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất phân bón và là một trong những hợp chất tổng hợp được sản xuất với sản lượng hàng năm lớn nhất trên thế giới. Khoảng 80% sản lượng amoniac được sử dụng để sản xuất các loại phân bón. Trên thực tế, sản lượng amoniac toàn cầu đã tăng liên tục trong nhiều năm qua để đáp ứng nhu cầu phân bón của ngành nông nghiệp thế giới. Về mặt địa lý, các khu vực sản xuất amoniac lớn trên thế giới bao gồm Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc, trong đó Trung Quốc là khu vực sản xuất chính.
Tại Việt Nam, Amoniac đóng vai trò là một sản phẩm trung gian quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều dây chuyền sản xuất, đặc biệt là trong các dây chuyền sản xuất phân bón như Urê, DAP, amoni nitrat… Nhu cầu tiêu thụ amoniac tại Việt Nam trong những năm gần đây khoảng hơn 1,4 triệu tấn/năm và đang có xu hướng tăng thêm trong thời gian tới.
Về công nghệ sản xuất: Đa số nhà máy phân đạm lớn áp dụng quy trình công nghệ tổng hợp amoniac của hãng Haldor Topsoe như: nhà máy Phân đạm Phú Mỹ của PetroVietnam tại Bà Rịa - Vũng Tầu (đi từ khí tự nhiên) ký mua bản quyền công nghệ năm 2002; nhà máy Phân đạm Ninh Bình của VINACHEM tại Ninh Bình (đi từ than đá) ký năm 2007; nhà máy Phân đạm Cà Mau của PetroVietnam tại Cà Mau (đi từ khí thiên nhiên) ký năm 2008.
Amoniac thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nguy hiểm, được quản lý chất lượng theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng. Tuy nhiên, đến nay chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về amoniac nói chung hay amoniac công nghiệp nói riêng được ban hành.
Vì vậy, việc xây dựng và ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng amoniac công nghiệp là hết sức cần thiết đảm bảo khắc phục những bất cập, hạn chế cần tồn tại trong công tác quản lý chất lượng amoniac công nghiệp, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất.
Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Nghiên cứu xây dựng mức giới hạn về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý chất lượng về Amoniac công nghiệp” do Cơ quan chủ trì là Cục Hóa chất cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Nguyễn Thanh Loan thực hiện với mục tiêu: Phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng Amoniac công nghiệp; Xây dựng dự thảo Quy chu n kỹ thuật quốc gia về chất lượng Amoniac công nghiệp.
Sản phẩm amoniac trong nước vẫn chủ yếu được sản xuất bởi các nhà máy sản xuất phân đạm Urê và hầu như chỉ phục vụ cho chính nhu cầu sản xuất các nhà máy này, lượng dư để bán ra thị trường là rất nhỏ. Hiện nay có 4 cơ sở có sản xuất amoniac, đó là Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Công ty TNHH Đạm Ninh Bình thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM); Nhà máy đạm Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nhà máy đạm Cà Mau thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroViệt Nam). Hai nhà máy Đạm của VINACHEM sử dụng nguyên liệu chính từ than, còn 2 nhà máy Đạm của PetroViệt Nam sử dụng nguyên liệu đầu vào là khí thiên nhiên. Tổng công suất sản xuất amoniac của 4 đơn vị này khoảng 1,5 triệu tấn năm. Ngoài ra còn một dự án về sản xuất phân đạm cũng đang được chuẩn bị đầu tư như Dự án sản xuất phân đạm từ than tại Nghi Sơn (Thanh Hóa) và một số dự án khác.
Căn cứ vào thực trạng hệ thống quản lý amoniac công nghiệp hiện nay và tham khảo hệ thống quản lý của một số nước trên thế giới, đề nghị hệ thống quản lý giám sát chất lượng amoniac công nghiệp chia thành 3 bộ phận khác nhau, hoạt động theo cơ chế độc lập như sau:
Quản lý nhà nước về amoniac công nghiệp từ Trung ương tới địa phương chủ yếu làm nhiệm vụ: xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện xử lý theo luật định các vi phạm về hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và chất lượng amoniac công nghiệp dựa theo kết quả kiểm tra của các lực lượng kiểm tra chuyên về amoniac công nghiệp thực hiện.
Xây dựng mạng lưới thanh tra chuyên về amoniac công nghiệp hoặc kết hợp với các Sở Công Thương, thường xuyên lấy mẫu amoniac công nghiệp ngay từ khâu sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Các mẫu amoniac công nghiệp được lấy và gửi cho các đơn vị phân tích độc lập để xác định chất lượng.
Xây dựng hệ thống các đơn vị phân tích độc lập ở các vùng miền trên cả nước để chậm nhất trong khoảng một tuần có kết quả phân tích phục vụ cho việc phân định chất lượng amoniac công nghiệp. Kết quả phân tích được gửi cho cơ 18 quan quản lý nhà nước theo từng cấp để thực hiện việc xử phạt khi có vi phạm. Xây dựng Ph ng phân tích chất lượng trọng điểm có trang thiết bị hiện đại, có chức năng làm trọng tài trong hoạt động phân tích chất lượng amoniac công nghiệp.
Trên cơ sở các nội dung nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Đã rà soát, tổng hợp thành hệ thống các tài liệu và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để xây dựng tổng quan hoạt động quản lý nhà nước đối với chất lượng amoniac công nghiệp;
- Đã đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng, công tác quản lý chất lượng đối với chất lượng amoniac công nghiệp ở Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và các biện pháp quản lý chất lượng đối với amoniac công nghiệp;
- Dự thảo Quy chu n kỹ thuật quốc gia về chất lượng amoniac công nghiệp.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 16972/2019) tại Cục Thông tin KHCNQG.
Đ.T.V (NASATI)