Triển vọng ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong hợp tác song phương tại các địa phương biên giới Việt Nam- Campuchia
Cập nhật vào: Thứ ba - 22/09/2020 23:41
Nhan đề chính: Triển vọng ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong hợp tác song phương tại các địa phương biên giới Việt Nam- Campuchia
Tác giả : Nguyễn Thị Hồng Nhung
Nhà xuất bản : Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2017
Số trang: 507 trang
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
ISBN : 978-604-956-089-7
Lời giới thiệu:
Cuốn sách « Triển vọng ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong hợp tác song phương tại các địa phương biên giới Việt Nam – Campuchia » là kết quả từ việc thực hiện Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì và PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung là chủ nhiệm, được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản và phát hành vào tháng 12/2017 với độ dài 508 trang khổ 14,5x20,5.
Nội dung cuốc sách được chia thành bốn chương.
Chương 1 “Cơ sở lý luận về quản lý dựa vào cộng đồng”. Chương này hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản nhất về mô hình quản lý dựa vào cộng đồng (CBM) và việc ứng dụng nó. CBM là hình thức quản lý có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng và họ được hưởng lợi từ việc tham gia quản lý đó. CBM được xem xét dưới hai góc độ - trao quyền hợp pháp và năng lực của cộng đồng. CBM được áp dụng ở những nơi, lĩnh vực mà quản lý nhà nước cũng như quản lý tư nhân trở nên không hiệu quả. Thông thường, việc ứng dụng CBM được thực hiện theo dự án trên cơ sở đáp ứng một số điều kiện nhất định, đồng thời phải tuân thủ theo một số nguyên tắc và bước đi nhất định. Tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện dự án CBM có các bên hữu quan khác nhau, bao gồm chính phủ trung ương và chính quyền địa phương các cấp, cộng đồng dân cư, người đứng đầu làng, xã, dòng họ, các NGO, các nhà tài trợ, khu vực tư nhân, các mạng lưới, hiệp hội và các tổ chức xã hội. Mỗi bên hữu quan có vai trò và nhiệm vụ nhất định, được kết nối với nhau trong quá trình thực hiện dự án. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có bốn nhóm yếu tố cơ bản tác động lên thành công của các dự án CBM, gồm các yếu tố liên quan đến đặc trưng của cộng đồng, nhóm yếu tố liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, nhóm yếu tố liên quan đến khả năng tạo sức ép của cộng đồng, hay cảm nhận về sự sở hữu và nhóm các yếu tố tác động chung. Việc đánh giá các kết quả của dự án là một khâu rất quan trọng trong tiến trình ứng dụng mô hình CBM, được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mục đích đánh giá.
Chương 2 “Ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trên thế giới, ở Việt Nam và Campuchia”. Qua nghiên cứu thực tiễn ứng dụng mô hình CBM trên thế giới, ở Campuchia và Việt Nam nhóm tác giả đã đúc rút được 10 bài học kinh nghiệm. Đó là: 1) Cần thiết phải xác định rõ vấn đề mà cộng đồng cần giải quyết và nguyên nhân của nó. Đây là cơ sở nền tảng để thiết kế dự án; 2) Tầm quan trọng của viễn cảnh dài hạn, nguồn tài chính và thu hút sự tham gia của cộng đồng và các tình nguyện viên không chỉ để thực hiện thành công dự án, mà còn đảm bảo tính bền vững của nó; 3) Sự thích ứng với đặc điểm cụ thể của địa phương, nơi diễn ra dự án; 4) Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên và tăng cường sự hợp tác giữa các bên tham gia; 5) Bài học về sự hỗ trợ của chính phủ và các bên liên quan khác đối với cộng đồng; 6) Cần tiếp tục cải cách hệ thống chính quyền; 7) Điều chỉnh chính sách cho phù hợp luôn là một điều kiện cần thiết để thực hiện các dự án CBM; 8) Thiết lập mạng lưới; 9) Lựa chọn và gia tăng ảnh hưởng của người đứng đầu, đồng thời hạn chế tác động của các nhóm lợi ích thiểu số; và 10) Bài học về thiết kế và thực hiện dự án CBM, thông qua đó, đưa ra phương án phân chia lợi ích từ dự án phù hợp với sự tham gia của các bên.
Chương 3 “Thực trạng quan hệ hợp tác song phương tại các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia”. Chương này được bắt đầu bằng việc giới thiệu tổng quan về vùng biên giới Việt Nam – Campuchia dưới các góc độ đặc điểm tự nhiên, văn hóa, dân tộc và kinh tế xã hội, chỉ ra một số hạn chế đang cần được quan tâm giải quyết nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Sự gắn kết về sinh kế của cộng đồng dân cư vùng biên giới, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, với nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra, đồng thời, sự đa dạng về dân tộc, văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng đã và đang làm cho nhu cầu cần sử dụng bền vững và bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn này trong vùng là rất cao. Đây chính là điều kiện để có thể mở rộng ứng dụng CBM trong các lĩnh vực này. Trong quá trình đó, phát huy vai trò của người đứng đầu trong cộng đồng dân cư, đặc biệt cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong việc thiết kế và thực hiện các dự án CBM cũng cần được tính đến..
Sau khi khái quát quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Campuchia ở cấp độ quốc gia, phần còn lại của chương 3 tập trung vào việc phân tích vai trò của chính phủ trung ương, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức xã hội trong triển khai các quan hệ hợp tác ở cấp địa phương và tổng hợp các kết quả của hoạt động hợp tác này trong các lĩnh vực công tác biên giới, hợp tác kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, hỗ trợ, viện trợ, liên quan đến cộng đồng người Việt ở Campuchia, quản lý các khu kinh tế cửa khẩu và các chợ biên giới, hợp tác trong các cơ chế khu vực và đa phương. Có thể nói, hợp tác song phương giữa các địa phương biên giới Việt Nam – Campuchia được diễn ra trong bối cảnh khá thuận lợi, được tạo nên bới một số yếu tố sau: a) Các chương trình liên kết kinh tế khu vực trong phạm vi tiểu vùng sông Mê Công và ASEAN có nhiều thành công trong việc gia tăng tính kết nối trong khu vực với sự tham gia của cả Việt Nam và Campuchia; b) Chính phủ hai nước luôn ủng hộ, khung khổ pháp lý và hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện; c) Chính quyền các địa phương cũng như các tổ chức xã hội của các tỉnh hai bên biên giới thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc triển khai các hoạt động hợp tác ở địa phương; và d) Sự ủng hộ của cộng đồng dân cư hai bên biên giới. Bên cạnh đó, việc triển khai mối quan hệ toàn diện ở cấp độ địa phương nói trên đã và đang phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Đó là cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ thuật, trình độ phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng còn chưa cao, tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên, nạn buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn ra phức tạp, ô nhiễm môi trường gia tăng… Đó là những vấn đề có thể giải quyết được thông qua ứng dụng mô hình CBM.
Chương 4 “Triển vọng ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong hợp tác song phương tại các địa phương biên giới Việt Nam – Campuchia”. Đây là chương cuối cùng của cuốn sách, đồng thời cũng là chương cốt lõi, chứa đựng nhiều gợi mở cho việc ứng dụng mô hình CBM trong một số lĩnh vực của hợp tác song phương giữa các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. Chương 4 được chia làm hai phần. Phần 1 chỉ rõ các cơ sở cho việc mở rộng ứng dụng CBM tại vùng này thông qua phân tích bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế trong thời gian tới, xem xét thực tiễn ứng dụng CBM ở các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, từ kết quả khảo sát thực tế, điều tra hộ gia đình, phân tích các yếu tố tác động lên sự tham gia của cộng đồng thông qua ứng dụng lý thuyết hành vi dự kiến. Trong phần 2 của chương 4, nhóm tác giả đã đưa ra những gợi ý về lĩnh vực, mô hình dự kiến có thể ứng dụng được và lộ trình cho việc ứng dụng CBM tại các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.
Từ khóa: Hợp tác song phương; Phát tiển kinh tế; Biên giới; Mô hình hợp tác; Việt Nam; Campuchia.
Ký hiệu kho:Vv 2272/2020
Nội dung cuốn sách bao gồm những phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dựa vào cộng đồng.
Chương 2: Ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trên thế giới, ở Việt Nam và Campuchia.
Chương 3: Thực trạng quan hệ hợp tác song phương tại các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.
Chương 4: Triển vọng ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong hợp tác song phương tại các địa phương biên giới Việt Nam – Campuchia.
Tác giả : Nguyễn Thị Hồng Nhung
Nhà xuất bản : Khoa học xã hội
Năm xuất bản: 2017
Số trang: 507 trang
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
ISBN : 978-604-956-089-7
Lời giới thiệu:
Cuốn sách « Triển vọng ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong hợp tác song phương tại các địa phương biên giới Việt Nam – Campuchia » là kết quả từ việc thực hiện Nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo nghị định thư do Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì và PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung là chủ nhiệm, được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản và phát hành vào tháng 12/2017 với độ dài 508 trang khổ 14,5x20,5.
Nội dung cuốc sách được chia thành bốn chương.
Chương 1 “Cơ sở lý luận về quản lý dựa vào cộng đồng”. Chương này hệ thống hóa những nội dung lý luận cơ bản nhất về mô hình quản lý dựa vào cộng đồng (CBM) và việc ứng dụng nó. CBM là hình thức quản lý có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng và họ được hưởng lợi từ việc tham gia quản lý đó. CBM được xem xét dưới hai góc độ - trao quyền hợp pháp và năng lực của cộng đồng. CBM được áp dụng ở những nơi, lĩnh vực mà quản lý nhà nước cũng như quản lý tư nhân trở nên không hiệu quả. Thông thường, việc ứng dụng CBM được thực hiện theo dự án trên cơ sở đáp ứng một số điều kiện nhất định, đồng thời phải tuân thủ theo một số nguyên tắc và bước đi nhất định. Tham gia vào quá trình xây dựng và thực hiện dự án CBM có các bên hữu quan khác nhau, bao gồm chính phủ trung ương và chính quyền địa phương các cấp, cộng đồng dân cư, người đứng đầu làng, xã, dòng họ, các NGO, các nhà tài trợ, khu vực tư nhân, các mạng lưới, hiệp hội và các tổ chức xã hội. Mỗi bên hữu quan có vai trò và nhiệm vụ nhất định, được kết nối với nhau trong quá trình thực hiện dự án. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng có bốn nhóm yếu tố cơ bản tác động lên thành công của các dự án CBM, gồm các yếu tố liên quan đến đặc trưng của cộng đồng, nhóm yếu tố liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, nhóm yếu tố liên quan đến khả năng tạo sức ép của cộng đồng, hay cảm nhận về sự sở hữu và nhóm các yếu tố tác động chung. Việc đánh giá các kết quả của dự án là một khâu rất quan trọng trong tiến trình ứng dụng mô hình CBM, được thực hiện thông qua nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mục đích đánh giá.
Chương 2 “Ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trên thế giới, ở Việt Nam và Campuchia”. Qua nghiên cứu thực tiễn ứng dụng mô hình CBM trên thế giới, ở Campuchia và Việt Nam nhóm tác giả đã đúc rút được 10 bài học kinh nghiệm. Đó là: 1) Cần thiết phải xác định rõ vấn đề mà cộng đồng cần giải quyết và nguyên nhân của nó. Đây là cơ sở nền tảng để thiết kế dự án; 2) Tầm quan trọng của viễn cảnh dài hạn, nguồn tài chính và thu hút sự tham gia của cộng đồng và các tình nguyện viên không chỉ để thực hiện thành công dự án, mà còn đảm bảo tính bền vững của nó; 3) Sự thích ứng với đặc điểm cụ thể của địa phương, nơi diễn ra dự án; 4) Cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của mỗi bên và tăng cường sự hợp tác giữa các bên tham gia; 5) Bài học về sự hỗ trợ của chính phủ và các bên liên quan khác đối với cộng đồng; 6) Cần tiếp tục cải cách hệ thống chính quyền; 7) Điều chỉnh chính sách cho phù hợp luôn là một điều kiện cần thiết để thực hiện các dự án CBM; 8) Thiết lập mạng lưới; 9) Lựa chọn và gia tăng ảnh hưởng của người đứng đầu, đồng thời hạn chế tác động của các nhóm lợi ích thiểu số; và 10) Bài học về thiết kế và thực hiện dự án CBM, thông qua đó, đưa ra phương án phân chia lợi ích từ dự án phù hợp với sự tham gia của các bên.
Chương 3 “Thực trạng quan hệ hợp tác song phương tại các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia”. Chương này được bắt đầu bằng việc giới thiệu tổng quan về vùng biên giới Việt Nam – Campuchia dưới các góc độ đặc điểm tự nhiên, văn hóa, dân tộc và kinh tế xã hội, chỉ ra một số hạn chế đang cần được quan tâm giải quyết nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Sự gắn kết về sinh kế của cộng đồng dân cư vùng biên giới, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, với nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra, đồng thời, sự đa dạng về dân tộc, văn hóa, tôn giáo và tín ngưỡng đã và đang làm cho nhu cầu cần sử dụng bền vững và bảo tồn các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn này trong vùng là rất cao. Đây chính là điều kiện để có thể mở rộng ứng dụng CBM trong các lĩnh vực này. Trong quá trình đó, phát huy vai trò của người đứng đầu trong cộng đồng dân cư, đặc biệt cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong việc thiết kế và thực hiện các dự án CBM cũng cần được tính đến..
Sau khi khái quát quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Campuchia ở cấp độ quốc gia, phần còn lại của chương 3 tập trung vào việc phân tích vai trò của chính phủ trung ương, chính quyền địa phương các cấp và các tổ chức xã hội trong triển khai các quan hệ hợp tác ở cấp địa phương và tổng hợp các kết quả của hoạt động hợp tác này trong các lĩnh vực công tác biên giới, hợp tác kinh tế, giáo dục, đào tạo, y tế, hỗ trợ, viện trợ, liên quan đến cộng đồng người Việt ở Campuchia, quản lý các khu kinh tế cửa khẩu và các chợ biên giới, hợp tác trong các cơ chế khu vực và đa phương. Có thể nói, hợp tác song phương giữa các địa phương biên giới Việt Nam – Campuchia được diễn ra trong bối cảnh khá thuận lợi, được tạo nên bới một số yếu tố sau: a) Các chương trình liên kết kinh tế khu vực trong phạm vi tiểu vùng sông Mê Công và ASEAN có nhiều thành công trong việc gia tăng tính kết nối trong khu vực với sự tham gia của cả Việt Nam và Campuchia; b) Chính phủ hai nước luôn ủng hộ, khung khổ pháp lý và hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện; c) Chính quyền các địa phương cũng như các tổ chức xã hội của các tỉnh hai bên biên giới thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc triển khai các hoạt động hợp tác ở địa phương; và d) Sự ủng hộ của cộng đồng dân cư hai bên biên giới. Bên cạnh đó, việc triển khai mối quan hệ toàn diện ở cấp độ địa phương nói trên đã và đang phải đối mặt với một số khó khăn nhất định. Đó là cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ thuật, trình độ phát triển kinh tế của các địa phương trong vùng còn chưa cao, tập trung chủ yếu vào nông nghiệp, lâm nghiệp và khai thác tài nguyên thiên nhiên, nạn buôn lậu, gian lận thương mại còn diễn ra phức tạp, ô nhiễm môi trường gia tăng… Đó là những vấn đề có thể giải quyết được thông qua ứng dụng mô hình CBM.
Chương 4 “Triển vọng ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong hợp tác song phương tại các địa phương biên giới Việt Nam – Campuchia”. Đây là chương cuối cùng của cuốn sách, đồng thời cũng là chương cốt lõi, chứa đựng nhiều gợi mở cho việc ứng dụng mô hình CBM trong một số lĩnh vực của hợp tác song phương giữa các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia. Chương 4 được chia làm hai phần. Phần 1 chỉ rõ các cơ sở cho việc mở rộng ứng dụng CBM tại vùng này thông qua phân tích bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế trong thời gian tới, xem xét thực tiễn ứng dụng CBM ở các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia, từ kết quả khảo sát thực tế, điều tra hộ gia đình, phân tích các yếu tố tác động lên sự tham gia của cộng đồng thông qua ứng dụng lý thuyết hành vi dự kiến. Trong phần 2 của chương 4, nhóm tác giả đã đưa ra những gợi ý về lĩnh vực, mô hình dự kiến có thể ứng dụng được và lộ trình cho việc ứng dụng CBM tại các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.
Từ khóa: Hợp tác song phương; Phát tiển kinh tế; Biên giới; Mô hình hợp tác; Việt Nam; Campuchia.
Ký hiệu kho:Vv 2272/2020
Nội dung cuốn sách bao gồm những phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dựa vào cộng đồng.
Chương 2: Ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trên thế giới, ở Việt Nam và Campuchia.
Chương 3: Thực trạng quan hệ hợp tác song phương tại các địa phương vùng biên giới Việt Nam – Campuchia.
Chương 4: Triển vọng ứng dụng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng trong hợp tác song phương tại các địa phương biên giới Việt Nam – Campuchia.